Sự Cảm Nhận Màu Sắc – Phần 3: Những trò đùa của môi trường với mắt của chúng ta

Có nhiều thứ ảnh hưởng tới khả năng cảm nhận màu sắc của chúng ta. Trong một vài trường hợp, nó không quan trọng là màu đỏ bạn nhìn có giống với màu đỏ tôi nhìn không. Một chiếc xe hơi đỏ vẫn là 1 chiếc xe hơi đỏ, phải không nào? Nhưng với những ai làm trong ngành công nghiệp mà đánh giá màu sắc là một phần công việc của họ thì, Nó RẤT, RẤT quan trọng.

Tiếp tục series về “Sự cảm nhận màu sắc” này, chúng ta sẽ thảo luận về nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cách chúng ta nhìn màu và những gì mà người làm việc với màu sắc để đảm bảo rằng màu sắc mà chúng ta nhìn thấy chính là màu họ muốn thể hiện. Hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu kĩ hơn về mắt người và một vài cách môi trường có thể tác động tới những gì mà chúng ta nhìn thấy.

Đôi mắt

Hãy bắt đầu một chút với kiến thức giải phẫu học.

Quá trình nhận biết màu sắc rất tuyệt vời. Khi ánh sáng đi vào mắt thông qua giác mạc (cornea), thủy tinh thể (lens) sẽ đặt hình ảnh đó vào tiêu điểm và tạo ra một hình ảnh ngược ở phần sau của mắt trên võng mạc.

Các tế bào hình que không thể phân biệt màu sắc. Công việc của chúng là phát hiện những thay đổi về ánh sáng và điều chỉnh mắt để giúp chúng ta nhìn thấy, kể cả khi trời tối. Các tế bào hình nón giúp chúng ta nhìn thấy màu. Có 3 loại tế bào hình nón, mỗi loại giúp chúng ta nhìn thấy màu đỏ, xanh lá hoặc xanh dương (RGG). Ba màu chính đó kết hợp lại với nhau để tạo nên những màu sắc tuyệt đẹp xung quanh chúng ta.

Tế bào hình nón và hình que được rải khắp võng mạc, vì vậy mắt của chúng ta mới có thể nhìn thấy màu sắc và không gian xung quanh khi các điều kiện sáng thay đổi. Tuy nhiên, có một khu vực nhỏ gọi là hố mắt, chỉ chứa tế bào hình nón, đây là khu vực đặc biệt chuyên để nhìn màu sắc.

Một khi con mắt làm xong công việc ghi nhận lại dữ liệu ánh sáng và màu sắc, nó sẽ gửi mọi thông tin theo thần kinh thị giác tới não để phân tích. Trong một phần triệu của giây, bộ não sẽ nói cho chúng ta biết hình ảnh đó là gì, một chiếc ô tô màu đỏ! Thật đáng kinh ngạc, phải không các bạn?

Tất nhiên, cũng có những khi mắt của chúng ta sai lầm như….

Sự mệt mỏi của mắt

Nếu mọi người chưa biết, mắt của chúng ta rất dễ bị mỏi. Bạn hãy nhìn chăm chú vào chấm tròn ở giữa bức hình này trong 30s, sau đó nhắm mắt lại.

Trong đầu bạn sẽ vẫn có 1 hình ảnh, hiện tượng này gọi là dư ảnh. Các tế bào hình nón trong mắt chúng ta chứa các hóa chất nhạy cảm với 3 màu đỏ, xanh lá, xanh dương. Khi chúng ta nhìn chăm chú vào một vật thể một vài giây, các hóa chất đó bắt đầu cạn kiệt, và các tế bào hình nón bắt đầu gửi thông tin sai tới não của chúng ta.

Nếu bạn thấy hơi kì khi nhìn chăm chú vào vật gì đó, đừng lo. Mắt bạn sẽ điều tiết lại ngay thôi. Tốt nhất là hãy nhắm mắt lại nghỉ ngơi hoặc nhìn vào một cái gì màu xám nhẹ, trung tính cho tới khi mắt bạn trở lại bình thường.

Câu hỏi: Ngày nào “hợp phong thủy” nhất để xem màu?

Thứ 6: khi bạn cần xem trong tuần này đã làm được những gì rồi? hay là Thứ 4, bởi vì nó là giữa tuần?

Câu trả lời chính xác là Thứ 2. Cũng giống như cơ thể chúng ta, bởi vì mắt đã được nghỉ ngơi và phục hồi sau những ngày nghỉ cuối tuần.

Hiện ứng nền

Đây là một ví dụ khác. Bạn thấy các mũi tên này có màu giống nhau không?

Nhìn vào bạn chắc chắn là không giống đúng không? Nhưng thực tế nó lại giống nhau. Hãy để ý viền màu xám bao ở ngoài hình, nó cho bạn thấy là 2 màu mũi tên giống nhau.

Mũi tên bên trái trông có vẻ đậm hơn been phải bởi vì màu vàng ở nền có tác dụng mạnh hơn tới khác năng cảm nhận màu sắc của mắt. Hiện tượng này gọi là hiện tượng tương phản đồng thơi – Một trò đùa thị giác khác mà mắt chúng ta hay bị lừa.

Đây là một ví dụ rất dễ thấy, hiệu ứng nền vẫn hoạt động một cách âm thầm hàng ngày, mà chúng ta rất hiếm khi nhận thấy. Khi công việc chính của bạn là đánh giá và so sánh màu sắc, bạn sẽ phải cẩn thận hơn với các hiệu ứng màu sắc làm thay đổi cách bạn nhìn màu. Chưa hết đâu, còn nữa nè.

Ánh sáng

Ánh sáng đóng vai trò rất quan trọng trong việc cảm nhận màu sắc. Chúng ta đã nói chi tiết trong phần trước. Màu sắc của ánh sáng sẽ quyết định màu sắc mà bộ não bạn cảm nhận. Ví dụ đơn giản về sân nhà bạn, màu sắc của nó sẽ thay đổi theo thời gian trong ngày. Buổi sáng khi mặt trời mọc, mọi thứ đều có màu vàng – cam. Đến trưa, trời mát mẻ, trong xanh hơn. Khi mặt trời lặn, mọi thứ đều chìm trong bóng tối. Đây chính là lý do màu sắc của ánh sáng làm diện mạo mọi thứ thay đổi suốt cả ngày, mặc dù bản thân các vật không hề thay đổi.

Tác động của môi trường đến việc đánh giá màu sắc.

Vậy các vấn đề môi trường này có ý nghĩa gì với chúng ta, những người phân tích và so sánh màu sắc? Chúng ta phải hiểu sự ảnh hưởng của ánh sáng đến sự cảm nhận của màu sắc, lưu ý rằng mắt chúng ta có thể bị đánh lừa, và chúng ta phải tận dụng các giải pháp đánh giá màu sắc được tạo ra bởi các nhà khoa học về màu sắc.

  1. Một đôi mắt mệt mỏi không thể đánh giá tốt màu ắc, đặc biệt là khi bị kích thích bởi một màu sắc quá mạnh. Hãy để chúng nghỉ ngơi trước khi xem xét, hãy xem nhanh, và nghỉ tiếp trước lần đánh giá tiếp theo.
  2. Luôn luôn để ý đến các yếu tố môi trường. Các màu sắc xung quanh có thể làm màu sắc bạn cần quan sát trông khác đi. Khi đánh giá màu sắc, hãy dùng một tủ soi màu để đảm bảo không có gì làm vướng bận mắt bạn.
  3. Nhận biết loại nguồn sáng sẽ chiếu lên màu của bạn. Một tủ soi màu có thể giúp bạn điều kiện khác và đảm bảo sự đồng nhất xuyên suốt.
  4. Hãy dùng một thiết bị đo màu để lấy dữ liệu màu sắc. Một máy đo màu hoặc máy đo quang phổ chỉ đơn giản là đo ánh sáng phản xạ từ khu vực mẫu bạn muốn đo. Nó không bị ảnh hưởng bởi các màu sắc xung quanh.

Tiếp theo:

Thật không may, môi trường không phải là trở ngại duy nhất mà chúng ta phải đối mặt khi đánh giá màu sắc. Phần tiếp theo chúng ta sẽ đánh gía “Đặc điểm của con người gây ảnh hưởng đến màu sắc” và cách chúng ta điều chỉnh chúng để đánh giá màu sắc tốt hơn.

(Nguồn: X-Rite’s Blog)

Shares

Form Bình luận

icons8-exercise-96 chat-active-icon